CHIẾN LƯỢC KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỂ CÓ DÒNG TIỀN

0
469

Dòng tiền được xem là huyết mạch trong doanh nghiệp. Giai đoạn Covid vừa qua đã làm nhiều doanh nghiệp thấm thía hơn!

Mục tiêu của các doanh nghiệp là tạo ra được một dòng tiền dương, tức là làm sao để nhận tiền vào nhiều hơn chi tiền ra. Nghe đơn giản những để kiểm soát và dự báo nó thì nhiều doanh nghiệp gặp thách thức.

Hãy thử nghĩ:
– Đến kỳ thanh toán lương cho nhân viên mà bạn không đủ dòng tiền…?
– Đến kỳ đáo hạn các khoản vay ngân hàng và bạn không xoay kịp tiền..?
– Đến kỳ thanh toán các khoản chi phí cố định  như tiền thuê nhà, điện, nước, và các khoản khác cho nhà cung cấp mà bạn lại đang kẹt…?
– Bạn có đếm được bao nhiêu sợi tóc sẽ bạc đi vì nổi lo tiền nong này…?

Để làm chủ được dòng tiền, bạn có thể sẽ cần những kiến thức cơ bản dưới đây nhé…

Dòng tiền “ra vào” từ đâu?

Đầu tiên hãy liệt kê và nắm rõ dòng tiền đến và đi từ đâu

1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Dòng tiền vào:
+ Tiền thu từ buôn bán
+ Tiền thu từ cung cấp dịch vụ
+ Tiền thu từ bản quyền, phí, hoa hồng…
+ Khác

Dòng tiền ra:
+ Tiền trả cho nhà cung cấp vật tư, sản phẩm, dịch vụ…
+ Tiền trả lương, thưởng và các khoản chi phí cố định khác
+ Tiền trả lãi vay
+ Tiền nộp thuế
+ Khác

2. Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư

Phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền

Dòng tiền vào:
+ Tiền thu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác
+ Tiền thu về từ cho vay hoặc bán lại các khoảng cho vay, các cổ phiếu
+ Tiền thu hồi đầu tư vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp khác
+ Tiền thu từ lãi vay, cổ tức và lãi đã trừ vốn được chia
+ Khác

Dòng tiền ra:
+ Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác
+ Tiền chi cho vay và mua cổ phiếu, các khoản đầu tư khác
+ Tiền chi đầu tư vốn chủ sở hữu vào công ty khác
+ Khác

 3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Phát sinh từ các hoạt động tạo ra thay đổi về quy mô và kết cấu vốn của công ty

Dòng tiền vào:
+ Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
+ Tiền vay nhận được (từ vay nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc phát hành cố phiếu…)
+ Khác

Dòng tiền ra:
+ Tiền thanh toán vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu.
+ Tiền thanh toán nợ vay
+ Tiền thanh toán nợ thuê tài chính
+ Trả cổ tức, chia lãi đã trừ vốn
+ Khác

Tóm lại, đầu tiên là bạn cần liệt kê để nắm được dòng tiền của mình đang “đi đâu” và “về từ đâu”?

Chiến lược tạo dòng tiền cho doanh nghiệp

Giờ là lúc cần có Chiến Lược để tạo dòng tiền

1. Lập kế hoạch dự báo về dòng tiền

Để nguồn tài chính trong doanh nghiệp được sử dụng một cách tối ưu nhất thì doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch dòng tiền định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý và cả bảng dự báo cho dòng tiền của doanh nghiệp vào năm tới. Dự báo về dòng tiền chính xác có thể giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho những rắc rối từ trước khi chúng xảy ra.

Kế hoạch cũng là cơ sở để doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá được hiệu quả sử dụng tiền. Từ đó đưa ra được các biện pháp quản trị dòng tiền đúng đắn.

Một bản dự báo dòng tiền hoàn chỉnh là sự tổng hợp của các yếu tố bao gồm: lịch sử thanh toán của khách hàng, đối tác; xác định các khoản chi tiêu sắp tới và sự am hiểu để mường tượng các vấn đề có thể xảy ra từ phía nhà cung cấp. Hãy đặt ra các dự đoán về những khoản phải thu bị chậm trễ hay các khoản phải trả không được gia hạn.

2. Cải thiện các khoản phải thu

Nếu doanh nghiệp được thanh toán ngay tiền sau khi bán sản phẩm thì quản lý dòng tiền sẽ trở thành vấn đề dễ dàng hơn nhiều. Thật không may rằng thực tế lại không tốt đẹp như vậy nên việc cải thiện các khoản phải thu vẫn là một trong những vấn đề quan trọng trong việc quản lý dòng tiền. Chiến lược cơ bản nhất của việc này là Cải thiện tốc độ doanh nghiệp biến nguyên liệu thành sản phẩm; Biến hàng tồn kho thành các khoản phải thuBiến khoản phải thu thành tiền mặt.

Dưới đây là một vài chiêu để làm điều này:
– Cung cấp các ưu đãi giảm giá để khách hàng, đối tác thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng.
– Yêu cầu khách hàng, đối tác thanh toán tiền hàng tại thời điểm đặt hàng nhiều nhất có thể.
– Loại bỏ các hàng tồn kho, lỗi, cũ với bất cứ thứ gì mà doanh nghiệp có thể nhận được.
– Theo dõi và có chính sách phù hợp với các khách hàng, đối tác thanh toán chậm

3. Quản lý các khoản phải trả

Mức tăng trưởng doanh thu thần tốc đôi khi làm che mắt bạn. Đặc biệt với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, bất cứ khi nào thấy chi phí tăng nhanh hơn doanh thu, bạn  cần kiểm tra một cách cẩn thận để có cách cắt giảm phù hợp hoặc kiểm soát chúng.

Đây là một vài chú ý nhỏ:
– Tận dụng tối đa các điều khoản thanh toán của các chủ nợ, ngân hàng, nhà cung cấp. Nếu khoản thanh toán đáo hạn trong 30 ngày, đừng thanh toán trong 15 ngày. Hãy thực hiện thanh toán vào ngày cuối cùng đến hạn. Doanh nghiệp vẫn sẽ duy trì quan hệ hợp tác tốt với chủ nợ, ngân hàng trong khi vẫn duy trì việc sử dụng tiền một cách hiệu quả.
– Giao tiếp thân thiết với các nhà cung cấp để họ có hiểu biết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần gia hạn thanh toán, sự tin tưởng và hiểu biết của họ là một trong những yếu tố cần thiết nhất.
– Xem xét cẩn thận gợi ý khuyến mại của nhà cung cấp cho các khoản thanh toán sớm. Lý do có thể là nhà cung cấp của bạn đang nợ 1 khoản lớn cần thanh toán gấp, hoặc họ có thể đang đề nghị bạn thay đổi để giảm các khoản chi phí chung của họ.
– Đừng luôn tập trung vào giá thấp nhất khi chọn nhà cung cấp. Đôi khi các điều khoản thanh toán linh hoạt hơn có thể đem lại cho doanh nhiều lợi nhuận hơn..

4. Đẩy nhanh vòng quay tiền

Để làm được điều này thì một trong những biện pháp là doanh nghiệp phải giải quyết được hàng tồn kho. Có như vậy mới tránh được tình trạng nguồn tiền bị ứ đọng. Giảm thiểu được hàng tồn kho còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí về nhân công và kho bãi, góp phần giúp nguồn tiền được sử dụng hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo vào năng lực kiểm soát hàng tồn kho của Apple: Chỉ 5 ngày tồn kho!

Công thức “hái ra tiền” cho Doanh nghiệp

Điểm độc đáo của Công thức này nằm ở chỗ “chia để nhân

Chúng ta thường quan tâm đến kết quả (màu đỏ) nên thường loay hoay không biết phải làm sao. Bí kiếp là tập trung vàonguyên nhân (màu xanh) để tạo ra kết quả đó! Như vậy có 5 biến số để tác động vào, và chỉ cần mỗi biến số tăng 10% thôi thì kết quả về Lợi Nhuận sẽ tăng 61% (vi diệu đúng không). Việc chia nhỏ ra thế này cũng giúp bạn phân về cho từng Phòng/Ban liên quan để họ cảm thấy nhẹ nhàng dể đạt hơn!

Xem thêm video: 5WAYS – 5 yếu tố gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp

Và nếu bạn vẫn cần phải làm rõ hơn Công Thức 5Ways vi diệu này với hơn 300 Chiến Lược có thể áp dụng làm thay đổi 5 yếu tố, hãy gặp Tony 1 giờ để được tư vấn miễn phí!

 

Coach Tony Thái Sơn
Doctor of Business Administration
Master of Development Economics 
Business Coach – ActionCOACH
tonythai@actioncoachcbd.com 
Tel.: 091 908 1356

Nếu bạn cảm thấy có giá trị với ai đó, hãy chia sẻ cho nhiều người khác nhé! 
Kiến thức là để cho đi mà!

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here