DOANH NHÂN VIỆT: Chuẩn bị gì để RA KHƠI VƯỢT SUY THOÁI

0
376

Nhìn thị trường chứng khoán đỏ sàn liên tục trong vài tuần qua cộng với việc ngân hàng tăng lãi suất cho vay liên tục theo diễn biến tăng lãi suất đến lần thứ 3 của FED (và sẽ còn nữa…) cộng hưởng với hàng loạt ngân hàng trung ương lớn khác theo sau, hẳn bạn sẽ cảm thấy một đợt suy thoái kinh tế đang đến gần…

Vậy thì GIỜ là lúc cần chuẩn bị…

Trước hết là về TƯ DUY (“BE”)

1. Khủng hoảng mang tính chu kỳ và bạn không thể tránh được!

Như chu kỳ 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, chu kỳ kinh tế chia làm 4 pha chính: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi hưng thịnh.

Trong những pha tăng trưởng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lãi suất thường thấp, sản xuất tăng và lạm phát thấp. Đỉnh cao tăng trưởng đạt đến khi thị trường đã phát triển hết tiềm năng của nó.

Ngược lại, trong những pha sụt giảm, tăng trưởng chậm dần, thất nghiệp tăng, sản xuất đình đốn. Thị trường rốt cục sẽ chạm đáy và sau đó bắt đầu hồi phục trở lại để bắt đầu một chu kỳ kinh tế mới.

(Tham khảo chi tiết thêm bài viết Chu Kỳ Kinh Tế tại https://tonythaison.com/chu-ky-kinh-te/ để hiểu rõ hơn)

Mà đã không tránh được thì đón nhận một cách
“Vững chãi như núi xanh – Thảnh thơi dường mây trắng” thôi!

2. Sau mỗi đợt suy thoái, nhiều DN sẽ te tua, nhưng cũng có một số DN phất lên! Họ đã làm điều đó thế nào? Và làm sao ta thuộc nhóm đó?

Đúng vậy, không phải tất cả đều bị ảnh hưởng, một số DN chuẩn bị trước lại có thể biến khủng hoảng thành cơ hội tuyệt vời… Và cứ mỗi cuộc khủng hoảng trôi qua, họ lại cứ phất lên! Đời người trãi qua chừng 3-5 đợt khủng hoảng, 1-2 đợt đầu ta có thể chấp nhận te tua, nhưng nhất định kỳ này phải lấy lại những gì đã mất chứ! J

:

– Giữa những khó khăn luôn ẩn chứa cơ hội (Albert Einstein)

– Chỉ tại những khúc cua, mới nhận rõ anh tài!

Vậy đợt suy thoái này thì bạn sẽ là anh tài “ló mặt” và tìm kiếm cơ hội trong thách thức?

3. Nhận diện được tình hình hiện tại…và chuẩn bị kịch bản ứng phó!

Hãy quan sát Đồng Hồ Đầu Tư – một công cụ khá hay được công bố lần đầu tiên tại Luân Đôn vào năm 1937 và xem ta đang ở đâu!?

(Tham khảo bài viết “Đồng Hồ Đầu Tư” tại https://tonythaison.com/dong-ho-dau-tu-investment-clock/ để hiểu rõ hơn)

Theo các dấu hiệu trên, chúng ta có vẽ đã qua thời kỳ đỉnh điểm của Giá BĐS và bắt đầu giai đoạn “SLOW DOWN – SUY THOÁI” vào cung 1h2h với 2 dấu hiệu rõ nét là: LÃI SUẤT TĂNGGIÁ CỔ PHIẾU GIẢM.

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế khiêm tốn nhưng độ mở cao, do vậy sẽ chịu áp lực lớn từ sự suy thoái của toàn cầu, và sẽ có một độ trễ, nhưng rất ngắn! Các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU…đang có xu hướng bị thu hẹp. Hiện tại các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự giảm sút đáng kể do lượng hàng tồn tại các nước nhập khẩu còn cao.

Trước áp lực tăng lãi suất cao của FED, Việt Nam sẽ nổ lực điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và vì thế việc tăng lãi suất là biện pháp không thể tránh khỏi.

Chính sách tiền tệ lúc này sẽ hướng đến việc quản lý lượng tiền trong lưu thông để đảm bảo giá trị VNĐ qua hai chỉ số chính là Lạm Phát và Tỉ Giá.

Chính phủ, do đó sẽ phải cân bằng giữa các quyết định:

– Kiềm chế lạm phát để đảm bảo cuộc sống của NLĐ không bị ảnh hưởng như mục tiêu Quốc hội đề ra là 4% (công cụ là siết room tín dụng; tăng lãi suất). Với cách này thì các DN vay nhiều sẽ bị ảnh hưởng vì chi phí vốn sẽ tăng làm giảm hiệu quả và một số lĩnh vực có thể đứng hình như BĐS… DN bạn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

– Điều chỉnh tỉ giá hối đoái theo hướng giảm giá tiền VNĐ vừa đủ để khuyến khích (cứu) xuất khẩu. Tuy nhiên các DN nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất lại bị ảnh hưởng vì chí phí đầu vào cao…do ngoại tệ trở nên đắt đỏ hơn! DN bạn có chịu gánh nặng về ngoại tệ? Đã có lượng dự trữ ngoại tệ?

Đây sẽ là một sự điều hành phối hợp vừa khoa học vừa nghệ thuật của
Chính Phủ: đúng lượng, đúng lúc, đúng công cụ!
Việc của bạn là sẽ quan sát thật kỹ các động thái này
và có kế hoạch ứng phó tương ứng!

Thứ 2, CHUẨN BỊ ĐỂ HÀNH ĐỘNG (“DO”)

3 câu hỏi lớn mà bạn cần đặt ra lúc này là:

1. THÁCH THỨC sắp tới của DN mình là gì? Mình cần chuẩn bị gì để ĐỐI MẶT? Làm sao để tối ưu dòng tiền hiện tại để tránh các tình huống khủng hoảng?

2. CƠ HỘI sắp tới của DN mình là gì? Mình cần chuẩn bị gì để NẮM BẮT CƠ HỘI? Làm sao để tối ưu dòng tiền hiện tại để tận dụng cơ hội tối đa gia tăng tài sản tích luỹ?

3. Cần CHUẨN BỊ GÌ ngay từ bây giờ với một kế hoạch chi tiết đến từng kịch bản… Và lưu ý trong một thế giới VUCA, bạn sẽ cần một năng lực LINH HOẠT & THÍCH ỨNG NHANH!

Nếu bạn muốn thảo luận sâu hơn về chủ đề này, hãy đừng ngần ngại liên lạc Tony nhé!

 

Nếu bạn cảm thấy có giá trị với ai đó, hãy chia sẻ cho nhiều người khác nhé! 
Kiến thức là để cho đi mà!

Coach Tony Thái Sơn
Doctor of Business Administration
Master of Development Economics 
Business Coach – ActionCOACH
tonythai@actioncoachcbd.com 
Tel.: 091 908 1356

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here