Khái niệm cần biết về Kinh tế

0
234

Một vài khái niệm rất cơ bản dành cho những người bắt đầu tìm hiểu về Kinh tế… 

Hãy lướt qua để có thêm thông tin cùng Tony nhé! 

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Đơn giản hơn đó là “toàn bộ các hoạt động sản xuấttrao đổi, phân phối, lưu thông” của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định.

Kinh tế là khái niệm bắt nguồn từ phương Tây. Người Nhật chuyển cụm từ này thành “kinh bang tế thế” để diễn ý. Nguyên nghĩa của cụm từ này là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: đó là chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. Chắc bạn cũng đã từng nghe A. Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên cũng có nói “Kinh tế nếu một người có tầm phải hiểu rằng đó là kinh bang tế thế”.  Hay hiểu ngắn gọn hơn là “dựng nước giúp đời”.

Như vậy, trong “kinh tế”, có sự trao đổi giữa bên cung và bên cầu một cách hợp lý, hợp pháp nhất. Để sự trao đổi giữa bên cung và bên cầu được dễ dàng thuận lợi, xã hội tạo ra một dạng hàng hóa đặc biệt dùng để đo lường được gọi là tiền tệ.

Kinh tế tất nhiên là có tác động đến chính trị. Kinh tế là nói đến yếu tố vật chất của xã hội còn chính trị là nói đến yếu tố tinh thần, tư tưởng của xã hội mà vật chất quyết định ý thức, nghĩa là kinh tế giữ vai trò quyết định đối với chính trị. Kinh tế là mục đích, chính trị là phương tiện. Kinh tế là thước đo tính ưu việt của chính trị. 

Chính trị cũng tác động đến kinh tế. Chính trị được thể chế hóa thành cơ quan quyền lực nhà nước, thành bộ máy nhà nước nên nó cũng có được sức mạnh vật chất, sức mạnh kinh tế, do đó có thể tác động trở lại kinh tế. Chính trị có thể tác động trở lại kinh tế theo xu hướng cùng chiều quy luật kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; và ngược chiều sẽ kìm hãm kinh tế phát triển.

Nền kinh tế (Economy) 

Vậy một nền kinh tế là một hệ thống các hoạt động của con người liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định.

Cấu thành một nền kinh tế không thể thiếu các cuộc cách mạng về công nghệ (mà chúng ta đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – cách mạng 4.0), lịch sử văn minh và tổ chức xã hội, cùng với địa lý và sinh thái, ví dụ cụ thể là các vùng với các điều kiện về nông nghiệp và cơ hội khai thác tài nguyên thiên nhiên khác nhau và các nhân tố khác nữa. 

Phân loại một số mô hình kinh tế

Kinh tế kế hoạch (planned economy)

Kinh tế kế hoạch – còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế chỉ huy – là một nền kinh tếxã hội trong đó Chính phủ và Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập

Kinh tế thị trường (market economy)

Là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (socialist-oriented market economy)

Được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mô hình mà Việt Nam đang theo đuổi.

Kinh tế chia sẻ (sharing economy)

Nền kinh tế chia sẻ hay còn được gọi là nền kinh tế hợp tác. Nó dựa trên việc tổng hợp và trao đổi các dịch vụ, tài nguyên, hàng hóa, thời gian, kiến thức và kỹ năng. Hình thức kinh tế này hiện đang trong quá trình mở rộng mạnh mẽ theo chiều ngang hơn là theo chiều dọc và phân cấp. Nền tảng của kinh tế chia sẻ đó là giảm chi phí và hạn chế hoặc loại bỏ các bên trung gian không cần thiết khác. Bên cạnh đó, hình thức nền kinh tế này không chỉ dựa vào các giá trị xã hội và sinh thái mà nó còn dựa trên niềm tin rằng việc sử dụng quan trọng hơn sở hữu. 

Kinh tế tri thức (knowledge-based economy)

Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao làm động lực phát triển và tăng trưởng

Kinh tế kỹ thuật số (digitalized economy)

kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng…) mà công nghệ số được áp dụng.

(Chi tiết phân tích về các Mô hình Kinh tế, tham khảo bài viết “Phân tích các Mô hình Kinh tế”)

Kinh tế Vĩ mô – Kinh tế vi mô (macro-economics – micro-economics)

Nghiên cứu về kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế được gọi là kinh tế học. Kinh tế có thể được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm, kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô. 

Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các cá nhân và công ty để hiểu tại sao họ đưa ra quyết định kinh tế và những quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống kinh tế lớn hơn. Nó tập trung vào các ngành và thị trường cụ thể, thay vì trên thị trường nói chung.

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế, tập trung vào các quyết định và vấn đề quy mô lớn, bao gồm cả thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Kinh tế vĩ mô có thể được sử dụng trên phạm vi đất nước cho tới quy mô toàn cầu.

Nguồn tham khảo & trích dẫn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF?fbclid=IwAR3zu9bs_KO2dM0DzNdAULzUrbOcXJt5-CN_keshDxpkehs55-RDyHFanG4 

https://vietnamfinance.vn/nen-kinh-te-la-gi-phan-loai-mot-so-mo-hinh-kinh-te-20180504224210592.htm 

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210760 

https://vjst.vn/vn/tin-tuc/2686/kinh-te-chia-se–thuc-trang-va-giai-phap.aspx 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_chia_s%E1%BA%BB 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_tri_th%E1%BB%A9c 

http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-tin-tu-lieu/bai-viet-chuyen-de/tim-hieu-ve-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-hien-nay.html 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_k%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_s%E1%BB%91 

https://nhadautu.vn/kinh-te-so-viet-nam-thuc-trang-va-trien-vong-d51249.html 

 

Nếu bạn cảm thấy có giá trị với ai đó, hãy chia sẻ cho nhiều người khác nhé! 

Kiến thức là để cho đi mà!

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here