7 nơi để Chủ Doanh nghiệp gọi vốn
Khi thời điểm thích hợp để mua lại công ty đầu tiên đã đến, có thể bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để có vốn. Vậy nguồn vốn đến từ đâu? Có 7 cách sau để bạn gọi vốn cho Doanh nghiệp
1. Tiền tiết kiệm:
Bạn muốn mua một doanh nghiệp nhưng mọi thứ phải đơn giản và dễ dàng, đồng thời bạn không muốn lo lắng về các khoản nợ và hợp đồng. Sử dụng tiền tiết kiệm có sẵn sẽ chẳng có gì khiến bạn phải bận tâm.
Một vấn đề khác nhận thấy là mọi người thực sự quá keo kiệt khi phải chi tiền của chính mình cho những nhu cầu của doanh nghiệp. Họ có xu hướng giữ tiền của mình để đề phòng.
Lời khuyên: Bạn gọi vốn để mua doanh nghiệp nhưng sử dụng tiền của bạn làm vốn lưu động.
2. Gia đình và bạn bè
Khi cho bạn mượn tiền, gia đình và bạn bè sẽ có xu hướng muốn can thiệp vào việc kinh doanh của bạn.
Lời khuyên: Đừng làm điều này.
3. Chủ ngân hàng
Chủ ngân hàng là đối tác kinh doanh tuyệt vời nhất bạn có thể có.
- Thứ nhất, họ không can thiệp vào việc kinh doanh của bạn, bạn hoàn toàn quyết định.
- Thứ hai, nếu lợi nhuận của công ty lên 10 lần, ngân hàng chỉ muốn bạn trả lại số tiền đã mượn, cộng thêm 1 ít lãi suất.
Lời khuyên về việc tiếp cận các ngân hàng để vay tiền:
+ Thời điểm tiếp cận ngân hàng tốt nhất là đầu tháng vì mỗi ngân hàng có định mức cho vay theo từng tháng, nếu tiếp cận cuối tháng có thể họ đã giải ngân hết.
+ Đừng tiếp cận 1 ngân hàng, hãy tiếp cận nhiều ngân hàng.
+ Hãy mang theo kế hoạch kinh doanh đến gặp ngân hàng. Nhưng phải chắc chắn bạn đã xây dựng một kế hoạch kinh doanh thực tế nhất, kế hoạch kinh doanh phải có: những mục tiêu quan trọng và cột mốc trong lộ trình để biến mục tiêu thành hiện thực
4. Chủ đầu tư
Các nhà đầu tư là một nguồn tài trợ quan trọng khi thành lập hoặc mua lại một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư không quá quan tâm đến ý tưởng kinh doanh của bạn, họ quan tâm đến người điều hành doanh nghiệp.
Hãy hiểu 1 điều: các nhà đầu tư đầu tư vào con người, không phải ý tưởng hay doanh nghiệp. Khi bạn tiếp cận các nhà đầu tư, hãy nhớ rằng, ý tưởng kinh doanh không phải là thứ bạn đnag cố bán cho họ. Họ hứng thú với tay đua ngựa, chứ không phải con ngựa.
Lời khuyên: Đưa ra đề nghị vốn chủ sở hữu cho khoản đầu tư của họ, nhưng hãy đảm bảo họ là người đầu tiên nhận được toàn bộ hoặc một phần tiền đầu tư trước khi bạn nhận được bất kỳ khoản lợi nhuận nào.
5. Các nhà đầu tư mạo hiểm
Họ đầu tư vào một ý tưởng và khiến ý tưởng đó hoạt động. Họ tham gia vì muốn có lãi suất. Họ sẽ muốn kiểm soát tất cả, họ sẽ rời bỏ bạn chỉ với 5% hoặc 20%. Một nhà đầu tư mạo hiểm giống như một đối tác cao cấp hơn là một nhà đầu tư.
Lời khuyên: Để giữ chân nhà đầu tư mạo hiểm, bạn phải có ý tưởng kinh doanh thật tốt và vận hành nó. Họ sẵn sàng đầu tư cho các ý tưởng kinh doanh để thương mại hóa những phát minh. Các nhà đầu tư mạo hiểm rất hữu ích vì họ có trong tay lượng vốn lớn cũng như kinh nghiệm quản lý vô giá trong việc xây dựng và vận hành những dự án lớn.
6. Bán cổ phiếu
Niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ dành cho những công ty có ý tưởng lớn. Công ty sẽ nhanh chóng gọi vốn thành công và cứ 12 công ty thì chỉ có 1 công ty thành công.
7. Nhượng quyền
Thị trường nhượng quyền rất năng động, cho phép bất kỳ loại hình kinh doanh nào phát triển bằng cách phân phối sản phẩm và dịch vụ. Khi mở rộng bằng cách bán thương hiệu và hệ thống kinh doanh của mình cho người khác, bạn đang sử dụng hệ thống nhượng quyền.
Nhượng quyền là một lựa chọn đầy hứng khởi vì nó cho phép bạn bán công ty của mình nhiều lần mà không mất quyền kiểm soát công ty. Đây là lựa chọn tối ưu mà bạn có thể cân nhắc nếu muốn nhanh chóng tăng thêm 1 số tiền lớn.
Nếu bạn không biết công ty của mình có thể nhượng quyền hay không, hoặc muốn tìm hiểu thêm về nhượng quyền, về cách thiết lập bản Kế hoạch kinh doanh ngắn – trung – dài hạn cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ với tôi.
Nếu bạn cảm thấy có giá trị với ai đó, hãy chia sẻ cho nhiều người khác nhé!
Kiến thức là để cho đi mà!