Trong sự nghiệp của mình, Tony từng điều hành những công ty có quy mô tương đối lớn, > 1000 nhân sự. Tony cũng có 3 lần khởi nghiệp nên cũng phải vận hành những công ty cấp nhỏ hơn, < 100 nhân sự. Và ở bất kỳ quy mô nào thì Tony cũng gặp những thách thức trong quá trình thực thi! Tony tin là bạn, đang hoặc trong một lúc nào đó của sự nghiệp mình, cũng vậy!
Vì vậy, với chủ đề này, Tony mong muốn sẽ chia sẻ với anh/chị một bức tranh tổng thể về quá trình thực thi để thấy được thách thức đến từ đâu và một vài gợi ý giúp bạn cải thiện việc thực thi. Những chia sẻ này đúc kết từ những quan sát & trải nghiệm thực tế của Tony, do vậy nó có thể mang một góc nhìn chủ quan nhé!
(Tham khảo phần chia sẻ này tại https://www.youtube.com/watch?v=R5kNTNPtteE)
Những thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt
Và đây là những thách thức trong quá trình thực thi mà Tony tìm hiểu được thông qua cuộc khảo sát các doanh nghiệp là khách hàng của ActionCOACH mới đây, vào T11/2021:
1. Quá nhiều mục tiêu
2. Chưa phân biệt được mục tiêu nào quan trọng cần được ưu tiên
3. Các bước hành động chưa hợp lý & rõ ràng
4. Không để ý đến nguồn lực => Kế hoạch vượt khả năng
5. Chưa biết truyền thông, giao việc hiệu quả
6. Chưa biết bắt đầu từ đâu, triển khai như thế nào
7. Năng lực của đội ngũ chưa đáp ứng theo kế hoạch
8. Bị sự vụ phát sinh “cuốn theo chiều gió”
9. Chưa kỷ luật với thói quen / chưa kiên trì làm tới cùng (mà nhiều khi cũng chưa có thói quen)
10. Nhân sự biến động, nhất là sau Covid
11. Đội ngũ thiếu động lực và chủ động làm việc
12. Xu hướng làm việc online của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp
Và có thể còn những thách thức khác nữa…!
Đầu tiên, hãy nhìn một bức tranh tổng thể của Quá trình Thực Thi bên dưới mà Tony đúc kết lại từ thực tế kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với các nền tảng kiến thức khác…để xem chúng ta gặp thách thức tại đâu và làm thế nào để vượt qua…
Mọi thứ bắt đầu từ thứ ta BIẾT. Chúng ta biết rất nhiều! Nó dưới dạng kiến thức! Kiến thức thì có thể học khắp mọi nơi, xung quanh ta, từ tin tức, youtube, hội thảo, từ bạn bè, từ những người thầy…
Jack Ma nói: “Thứ ta biết 85% là để chém gió!” Nên BIẾT nhưng để HIỂU rõ về thứ ta biết thì hên xui! HIỂU ở đây là hiểu tường tận, cái lõi, cái bản chất vận hành của sự vật hiện tượng. Cái hiểu đó có thể gọi là TUỆ và có thể vận dụng để suy luận cho nhiều vấn đề khác.
Chưa kể hôm nay hiểu thế này, mai lại hiểu kiểu khác hoặc thấy điều mới khác. Vì vậy mới có khái niệm là “Khám phá lại những điều đã biết – BFOs”.
HIỂU rồi cũng chưa chắc TIN. Có người đòi phải chứng minh bằng số liệu, bằng chứng. Có người đòi phải tự trải nghiệm rồi mới tin. Có người thì đơn giản là nghe từ người đáng tin. Nhưng lưu ý là NIỀM TIN phải đi từ TRÍ TUỆ (hiểu) thì mới bền vững. Chứ mê ai đó mà tin thì gọi là Mê Tín!
Quá trình BIẾT – HIỂU – TIN diễn ra thông qua quá trình là “quan sát – phân tích – đúc kết”! Nó là một vòng lặp, liên tục như là một quá trình học tập suốt đời…
Khi NIỀM TIN đủ mạnh rồi rồi thì mới chịu LÀM. Có người chỉ mới biết sơ sơ cũng liều vô làm thì là …làm liều! Cũng có người TIN rồi nhưng dừng bước giang hồ tại đây. Và vì thế Sư tổ ActionCOACH Brad Sugars cứ nhắc suốt là “Lời nói có thể truyền cảm hứng, suy nghĩ có thể thôi thúc, nhưng chỉ có HÀNH ĐỘNG mới thực sự mang bạn đến gần với ước mơ của mình”.
LÀM – chính là THỰC THI.
Trong phần THỰC THI sẽ có 2 phần nhỏ: Lập kế hoạch (não phải) – Thực thi (não trái).
Mọi thứ đều diễn ra 2 lần: Một lần trong trí tưởng tượng thông qua kế hoạch và 1 lần khi diễn ra thực tế. Nếu bạn không lập kế hoạch thì lập kế hoạch cho sự thất bại!
Hãy đảm bảo là lập kế hoạch ngon lành nhé!
Khi THỰC THI, sẽ gặp 2 tình huống:
Thứ nhất, THÀNH CÔNG NGAY => May mắn. Thành công này sẽ cho bạn cái Phong Độ! Mà Phong độ thì … nhất thời! Vì vậy, đó chưa chắc là hay! Vì:
• Mục tiêu của bạn có thể quá thấp!
• Ăn may! Vì vậy, có khi chưa hiểu rõ lý do mình thành công! Mà như vậy thì cơ hội thành công lần tiếp sẽ khó hơn…
• Bạn có thể sẽ tự mãn…và Lão Tử có câu “ngay đỉnh điểm của thành công, thất bại đang chực chờ…” & ngược lại cũng đúng luôn. Nó giống như là bất kỳ ai đều phải trải qua cả 2 trạng thái này, và cân bằng lẫn công bằng…
Thứ 2, GẶP THÁCH THỨC. Cầu cho gặp Thách Thức mà vượt qua, chứ đừng cầu cho không có thách thức! Vì sao? Vì nếu đời Thành Công & Thất Bại là cân bằng, vậy bạn muốn thành công trước thất bại sau hay thất bại trước thành công sau?
Vậy thách thức có thể là gì?
@ Đỗ lỗi (tại bị thì là), bào chữa, phủ nhận; lung lay niềm tin, mục đích, sợ, nãn…
=> Cần KỶ LUẬT để vượt qua.
Kỷ luật ở đây chính là NGHỊ LỰC – một nhân tố cốt lõi để thành công trong bộ 3: Đạo Đức – Trí Tuệ – Nghị Lực. Nghị Lực là mấu chốt của Thực Thi mà thường bị bỏ quên!
Mọi người hay nói đến Tài và Đức thôi. Đâu dễ chỉ cần Tài và Đức thì thành công. Cần té rất nhiều lần mà vẫn bật dậy chơi tới luôn…thì mới hy vọng chạm được đến thành công!
Để KỶ LUẬT sẽ cần 3 thứ: DŨNG – NHẪN – TĨNH:
• Cần sự DŨNG CẢM để đối mặt thách thức, và cả những chỉ trích từ cổ đông, vợ/chồng, nhân viên… để chơi tiếp. Bạn thấy mình có dũng không?
• Cần NHẪN. Kg phải là nhẫn tâm hay nhẫn cưới nhé! Đó là Kiên Nhẫn & Kiên Trì. Đó là Ý chí quyết làm tới cùng. Bạn thấy mình có nhẫn không?
• Cần TĨNH. Là Bình Tĩnh, Tỉnh Táo trước những thách thức. Có lúc nào bạn mất bình tĩnh trước những thách thức và ra những quyết định mà sau đó phải hối hận không? Trong đời, chắc phải có rồi!
“Nghị lực chỉ có, khi vượt qua gian khó” => Chơi tới, mỗi lần vượt qua là mỗi lần mạnh mẽ hơn!
“Nghị lực chưa tới, Thực thi chới với!”. Mà khi CHỚI VỚI thì “quay về với lý do mà ta bắt đầu!”
@ Kế hoạch đã không như mơ
Có thể năng lực lên kế hoạch có vấn đề. Hoặc có thể tình huống thay đổi quá nhanh. Lúc này sẽ phải cần một sự LINH HOẠT – kỹ năng ứng phó & điều chỉnh liên tục & kịp thời. Bằng Kaizen, Đổi mới.. để tiếp tục cuộc chơi! Để có được cái này, bạn sẽ cần 1 tầm nhìn tốt hơn, chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng phó… và tư duy linh hoạt.
3 cấp độ của thay đổi: Cải tiến (kaizen); Đổi mới và Đột phá.
@ Nhân viên của bạn thì có thể sẽ “quăng con khỉ” cho bạn; Lơ là mất tập trung; Thiếu chủ động/linh hoạt…
Lúc này, bạn cần “Duy trì Sự tập trung”.
Đội ngũ của bạn đơn giản là cần bạn Cập nhật – Động viên – Dí – Thúc – Đá đít để chạy…
Nhưng họ lại không thích bị quản lý. Họ muốn được dẫn dắt. Và vì vậy bạn cần EQ trong tình huống này để hiểu họ và thúc đẩy họ!
Với cái nền tảng BIẾT – HIỂU – TIN thì bạn sẽ làm tốt phần KỶ LUẬT – LINH HOẠT – DUY TRÌ SỰ TẬP TRUNG.
Việc THỰC THI vì thế sẽ được DUY TRÌ để đạt được sự THÀNH CÔNG ở tầng cao hơn – tầng Đẳng cấp! Ý chí, Nghị Lực qua đó cũng được nâng lên!
KẾT QUẢ nhờ đó mà đạt được! Vậy thì muốn cải thiện KẾT QUẢ thì cần cải thiện cả 5 bước: BIẾT – HIỂU – TIN LÀM – DUY TRÌ.
Tại bước KẾT QUẢ này, cái chúng ta thường bỏ qua trong quy trình thực thi là bước TỔNG KẾT:
– BÀI HỌC: cái hay và dở. Biết tại sao dở để cái dở thành hay! Biết tại sao hay để cái hay tiếp tục hay. Vì nếu không thì cái hay coi chừng sẽ hết hay vì ăn may!
– GHI NHẬN công lao của đội ngũ. Bạn đã làm bước này tốt chưa?
Và đây là Công Thức Ghi Nhận Thành Quả mà Lãnh Đạo Cấp Độ 5 sử dụng, mà bạn có thể tham khảo:
Nhìn vào gương, để nhận trách nhiệm nếu kết quả không tốt, không bao giờ đổ lỗi cho người khác, hay những yếu tố khách quan bên ngoài, hay vận xui
Nhìn ra ngoài cửa sổ, để ghi công cho thành công của công ty, cho người khác, cho các yếu tố khách quan, cho may mắn.
– ĂN MỪNG:
Ăn mừng chiến thắng rất cần thiết để đảm bảo đội ngủ tiếp tục “sung” cho lần thực thi sau. Là Chủ Doanh Nghiệp, bạn cần uyên thâm món này! Nếu chưa tự tin cần tư vấn “ăn chơi”, gọi Tony!
Bước TỔNG KẾT này, nếu xử lý tốt, sẽ lại là đầu vào bổ túc, củng cố cho phần NỀN TẢNG… và cứ qua mỗi 1 vòng thế này, cái tầm của bạn sẽ được nâng lên…
Biết – Hiểu – Tin là phần nền tảng – TƯ DUY
Làm và Duy Trì chính là HÀNH ĐỘNG.
Để tạo ra KẾT QUẢ.
Và công thức thần thánh để thành công “Be x Do = Have” cũng tương ứng với “TƯ DUY” – “HÀNH ĐỘNG” – “THỰC THI”
Và cuối cùng, THỰC THI không chỉ đơn giản là nhảy vào THỰC THI, mà cần chuẩn chỉnh các bước:
• Chuẩn bị THỰC THI
• Thực thi
• Hậu Thực Thi
• Truyền thông thực thi
Vậy, nếu sắp xếp các Thách Thức của quá trình Thực Thi ban đầu vào thì bạn sẽ nhìn thấy rõ hơn một bức tranh tổng thể! Ngon lành cành đào rồi đúng không?!
Tóm lại,
• Quá trình Thực Thi đi qua 5 bước, từ BIẾT => HIỂU => TIN => LÀM => DUY TRÌ => KẾT QUẢ. Cải thiện Thực Thi chính là tác động vào cả 5 bước này.
• Quá trình Thực Thi luôn sẽ gặp Thách Thức. Chúng là bạn song hành! Vì vậy, chỉ cần hiểu rõ, phân loại và trang bị “đồ chơi” để vượt qua thách thức, tiến đến thành công một cách đẳng cấp!
Và nếu bạn muốn thảo luận sâu hơn với Tony về chủ đề này, hãy kết nối với Tony qua zalo nhé!
Nếu bạn cảm thấy có giá trị với ai đó, hãy chia sẻ cho nhiều người khác nhé!
Kiến thức là để cho đi mà!
Coach Tony Thái Sơn
Doctor of Business Administration
Master of Development Economics
Business Coach – ActionCOACH
tonythai@actioncoachcbd.com
Tel.: 091 908 1356